Kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi

Kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán cây bưởi là kỹ thuật rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng.  Dưới đây là những lý do vì sao ta cần phải tỉa cành tạo tán cho bưởi

Tác dụng của tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi

– Tỉa cành giúp tạo hình cho cây, làm cho tán cây rộng hơn. Điều này có nghĩa là cây có thể tận dụng ánh sáng mặt trời tốt hơn và phát triển đều. Khi cây có tán đều, quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn, giúp cây cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển và đậu trái.

– Tỉa cành giúp loại bỏ các cành tăm, cành bị nhiễm bệnh, cành yếu. Giúp cây tránh sự lây lan của bệnh và ngăn chặn sự cạnh tranh nguồn dưỡng chất giữa các cành.

– Cắt tỉa cành cũng giúp kiểm soát độ cao của cây, không để cho cây bưởi quá cao. Điều này giúp cho việc chăm sóc, phun thuốc hay thu hoạch bưởi dễ dàng hơn.

– Bằng cách loại bỏ một số cành yếu, càng vượt không cần thiết giúp cây có thể tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi cây và nuôi quả. Từ đó giúp cây nhiều quả hơn, chất lượng quả tốt hơn.

– Cắt tỉa giúp tán cây thông thoáng, ánh sáng và không khí có thể lưu thông tốt hơn trong cây từ đó làm giảm nguy cơ nấm mốc và sâu bệnh.

Cách cắt tỉa cành bưởi giúp cây phát triển hơn
Cách cắt tỉa cành bưởi giúp cây phát triển hơn

Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi

Kỹ thuật cắt tỉa cành cho bưởi được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau bạn cần lưu ý và làm theo đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Cắt tỉa cây bưởi năm thứ nhất

Giai đoạn này bắt đầu từ khi bạn mới trồng cây bưởi. Sau khi cây đạt độ cao khoảng 80 cm, Ta cần bấm ngọn cây để khuyến khích sự phát triển của các cành bên phía dưới. Khi cây đã có các cành phụ, hãy chọn ra 3 cành to khỏe, thẳng và phát triển đều từ thân chính của cây để làm cành cấp 1.

Khi cành cấp 1 đã dài khoảng 60 – 80 cm, sử dụng cọc để cắm vào đất theo hướng phù hợp. Sau đó sử dụng dây để buộc cành cấp 1 vào cọc để tạo một góc từ 40 – 45 độ so với thân chính của cây.

Khi cành cấp 1 đã phát triển đủ lớn, bạn có thể tiến hành kéo nhẹ để tạo một góc 60 – 70 độ với thân chính của cây, đồng thời bấm ngọn để cây phát triển thành cành cấp 2.

Khi cây phát triển các chồi non, hãy tỉa bỏ những cành thừa. Hãy để lại chỉ 2 chồi trên mỗi đầu cành chính và phân bố chúng cân đối trên tán cây, với khoảng cách giữa các cành là 20 – 30 cm. Tỉa bỏ những cành mọc thẳng và mọc ngược vào tâm của cây.

Tiếp theo, bạn tiến hành tạo cành cấp 3 bằng cách thực hiện tương tự trên cành cấp 2. Cành cấp 3 không có sự hạn chế về số lượng hoặc chiều dài, nhưng hãy chú ý tỉa bớt các cành quá dày hoặc yếu.

Khi bấm ngọn, hãy chú ý hướng của lá. Cách lá mọc sẽ ảnh hưởng đến hướng mọc của cành phát triển từ nách lá. Vì vậy, hãy bấm ngọn gần gốc của các lá có hướng phù hợp với việc phân cành.

chuyên gia đang hướng dẫn bà con cắt tỉa cành bưởi
chuyên gia đang hướng dẫn bà con cắt tỉa cành bưởi

2. Cắt tỉa cây bưởi năm thứ hai

Năm thứ hai, tiếp tục tạo hình và uốn dáng cho cây bằng cách sử dụng cọc để đặt vào đất và dây mềm để buộc và kéo các cành cấp 1 và cấp 2 đến các vị trí còn trống, tạo góc 60 – 70 độ so với thân chính của cây. Đồng thời, tiến hành bấm ngọn để khuyến khích sự phát triển của các chồi ngủ trên các cành cấp 1 và cấp 2, giúp cây có nhiều cành chứa quả phân bố đều trong tán cây.

Trong quá trình kéo cành, hãy làm điều này một cách nhẹ nhàng, kéo từ từ và nhiều lần. Để tránh làm hỏng vỏ của cây, hãy đặt lớp đệm cao su từ vỏ xe máy dưới dây buộc cành.

Thời gian kéo cành khoảng 1-3 tháng/lần cho đến khi cành đạt vị trí như bạn mong muốn. Hãy tránh kéo cành quá mạnh và đột ngột, vì điều này có thể làm cành bị nứt, gãi và dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Song song với việc tạo hình tán cây, bạn cũng tiến hành tỉa cành. Mục tiêu của việc tạo hình và tỉa cành là để các cành chính và cành phụ phân bố đều, tạo cấu trúc khung cây vững chắc phù hợp với đặc tính của cây và điều kiện môi trường cũng như trình độ làm vườn của khu vực. Điều này là cơ sở để cải thiện và ổn định sản lượng.

Cách cắt tỉa cành năm thứ hai

Cắt tỉa sao cho cành thấp nhất cách mặt đất khoảng 38 cm. Cành không nên cao hơn thân cây, vì khi cây trưởng thành, nó sẽ phát triển cao hơn.

Cành cao nhất nên cách mặt đất khoảng 76 cm. Hãy tỉa bỏ những cành quá dài so với chiều cao này hoặc để tất cả các cành phát triển chếch theo góc 45 độ. Nếu không có cành nào phù hợp, hãy cắt tỉa tất cả các cành xuống còn một chồi duy nhất và đợi cho cành mới mọc.

Cắt bỏ các cành đan xen vào nhau. Các cành đan xen vào nhau sẽ tạo ra bóng râm và làm cho cây không nhận đủ ánh sáng mặt trời.

Cắt bỏ tất cả các phần cành chết và yếu. Các cành cây chết hoặc bị nhiễm nấm hoặc bị sâu bọ nhiễm nhiễm bệnh cần được loại bỏ ngay lập tức và tiêu hủy chúng.

Thường xuyên cắt tỉa mầm dại (thường có gai, nếu cây được ghép), những chồi mọc ở gần gốc của cây.

Loại bỏ các cành mọc vượt và các cành mọc thẳng về phía bạn. Điều này sẽ làm cho việc hái quả trở nên khó khăn.

Khi cây bưởi thường có các chồi tủa (5-6 chồi mọc từ cùng một điểm), hãy tỉa bớt để chỉ còn lại khoảng 2-3 chồi phát triển đều về các hướng. Tốt nhất là loại bỏ những chồi này khi chúng còn non.

kỹ thuật cắt tỉa cành bưởi hiệu quả nhất
kỹ thuật cắt tỉa cành bưởi hiệu quả nhất

3. Cắt tỉa cây bưởi năm thứ ba

Vào năm thứ ba, cây bưởi bắt đầu ra quả. Quy trình cắt tỉa cho năm thứ ba sẽ như sau:

Tiếp tục cắt tỉa tất cả các cành còn lại và cắt tròn tán để loại bỏ các nhánh xòe ra xa. Cắt bớt những trồi kém hiệu quả đã cắt ở các giai đoạn trước và chỉ để lại những trồi xòe ra theo hướng ngang để tạo thành thân cây trong tương lai.

Bấm ngọn cành mẹ để thúc đẩy sự phát triển của nhiều cành mang quả.

Định hình tán cây theo hướng từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Điều này có thể dựa trên thiết kế tán cây mà bạn muốn trước khi thực hiện việc tỉa cành. Hãy tỉa cành sao cho không vượt quá 15% tổng số cành.

Hãy tỉa bỏ sớm các hoa và quả yếu không phát triển đúng hình dạng, các cành hoa không có lá, các quả nhỏ ở các vị trí không thuận lợi hoặc các chùm quả quá dày.

Những Chú ý khi tỉa cành và tạo tán cho cây

Cần tỉa cành và tạo hình cây bắt đầu từ khi cây còn nhỏ. Trong giai đoạn này, tỉa cành nên tập trung vào việc loại bỏ các nụ hoa, mầm non, bấm ngọn và các cành mọc sai vị trí để cây không phải tiêu tốn năng lượng và dinh dưỡng quá nhiều cho những phần không cần thiết.

Khi tỉa cành, hãy xem xét xem mỗi cây cần tỉa ít hay tỉa nhiều để đảm bảo rằng cây có hình dáng và cấu trúc phù hợp.

Chọn ngày nắng: Nên thực hiện tỉa cành vào những ngày không mưa để tránh làm cây bị nhiễm nước và nhiễm nấm bệnh.

Xử lý vết cắt lớn: Nếu bạn cắt bỏ một cành lớn, hãy đảm bảo bôi lớp vôi hoặc chất bảo vệ vết cắt trên thân cây để ngăn nước và bệnh hại xâm nhập vào cây.

Đối với những cây cao ta không nên trèo lên cây mà nên sử dụng kéo cắt tỉa cành cây trên cao để tránh làm tổn hại đến vỏ cây và gãy cành.

Khử trùng dụng cụ cắt tỉa: Trước khi tiến hành cắt tỉa, hãy khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 90% để ngăn sự lây lan của bệnh qua các cây khác.

Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch quả, cần tỉa bỏ các cành già yếu, bị nhiễm bệnh, hoặc bị oằn gãy do quả quá nặng. Điều này giúp cây duy trì sức khỏe và sẵn sàng cho mùa sau. Cũng trong mùa mưa, cần tỉa bỏ các cành vượt che ánh sáng để đảm bảo rằng cây nhận đủ ánh sáng mặt trời.

Dụng cụ hỗ trợ cắt tỉa cành trên cao vô cùng tiện lợi
Dụng cụ hỗ trợ cắt tỉa cành trên cao vô cùng tiện lợi

Bài viết liên quan:

Lời kết: Hy vọng những kỹ thuật và lời khuyên trên sẽ giúp bạn có được những cây bưởi đẹp và cho năng suất hiệu quả. Điều quan trọng là kiên nhẫn và thực hiện tỉa cành và tạo tán đúng cách để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cây.